Phần II – 1 Tuần Roadtrip miền Bắc Iran
Miền Bắc Iran ( Tehran – Tabriz – Lake Urmia ), đoạn này tôi thích nhất vì nhiều cảnh thiên nhiên , vốn là thứ tôi thích mê. Nhóm 3 người thuê xe đi roadtrip và camping nên chi phí tiết kiệm được rất nhiều.. Quá vui !
Ngày 1: Tàu từ Tehran – Tabriz
Ngày 2 : Tabriz – Urmia Lake (140km)
Ngày 3: Urmia – Lake of Shaharchay Dam ( 20km )
Ngày 4 : Lake of Shaharchay Dam – Urmia – Tabriz – Colorful mountains ( 190km)
Ngày 5 : Colorful mountains – Tabriz – Kandovan
Ngày 6 : Tabriz – Ardabil – Gilan – Masouleh ( 360km )
Ngày 7 : Masouleh – Tehran
Ngày 1
Đi tàu từ Tehran – Tabriz
Từ Tehran, chúng tôi book vé tàu lửa đến Tabriz ( tàu chạy khoảng 8 tiếng, ngủ trên tàu 1 đêm )
Link book online : http://irantts.com/
Trên tàu có nước nóng, nhà vệ sinh cũng OK, mỗi buồng gồm 4 giường trong 1 cái ô rộng tầm 1.5m vuông. Có cửa riêng từng buồng , rất private !
Ngày 2
Tabriz – Urmia Lake (140km)
Từ ga Tabriz, chúng tớ đi taxi ta sân bay tabriz để nhận xe đã book từ trước đó 2 ngày. Xe 4 chỗ để đi Roadtrip, điểm tiện lợi ở đây là hãng thuê có các trạm trả xe khắp các sân bay Iran, nên chúng tôi có thể thuê xe từ Tabriz và trả xe tại sân bay Tehran.
Link thuê xe : www.europcar.ir
Có nhiều optional để chọn như dịch vụ tài xế hoặc không… Vì chúng tớ đã có sẵn 1 tài xế rất lụa…. Anh Đạt ! Cả 3 phóng lên ôtô, anh Đạt khá phấn khích cầm vô lăng quẹo lựa vào chợ trung tâm Tabriz để chúng tôi mua 1 số thứ camping. Trong khi mới cách đây vài tiếng, ổng đã xanh xao mặt mày trên tàu lửa…. Cả bọn hát hò làm trò trên đường, giống lũ thú ngoan được xổng chuồng…
Tips : Tụi mình dùng app Map.me để chỉ đường offline đến mọi địa điểm. Không có nó thì cũng ko biết sống sao đây !
Khu bán thảm trong chợ Tabriz ( Bazaar of Tabriz )
Một chút thông tin lịch sử:
Tabriz là thành phố nổi tiếng nằm phía Tây Bắc Iran, là nơi giao lưu văn hoá kể từ thời cổ đại. Bazaar of Tabriz là một khu chợ bán buôn lâu đời nhất ở Trung Đông, và quan trọng nhất trên con đường tơ lụa. Nổi tiếng nhất về các mặt hàng Thảm Ba tư.
Khu chợ đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào tháng 7 năm 2010
Lưu ý giờ mở cửa chợ: 7am – 9pm, nghỉ vào thứ 6 ( hình như giờ nghĩ trưa từ 12h trưa – 3h chiều thì phải )
Hành trình bắt đầu !!!
Từ xa xa cây cầu bắt qua hồ muối Urmia rực rỡ dưới màu hoàng hôn
Chúng tôi quyết định rẽ vào 1 khu gần bờ hồ, có 1 vách đá cao chắn gió, trời cũng đã chập tối mà vì quá sung nên cả đám không biết càng chạy càng sâu vào cát biển khá dày. Đến đoạn xe không quay đầu lên được.
Bài học thứ 1: Xe gầm thấp hãy né xa nơi có cát.
Lúc này thì trời đã tối đen, chúng tôi quyết định quay ra đường lớn vì cát lún và sợ nước dâng lên về đêm. 3 anh em hì hụi vác hết đồ xuống để xe nhẹ phần đuôi và bật đèn pin tìm đường xe lên.
Sau 4-5 lần không thành công , tôi thầm nghĩ : Thôi teo cmnr. Mà thật ra cũng ko sợ lắm vì trên đường chúng tôi đã bắt gặp 1 vài chiếc xe cẩu cứu hộ qua lại khu vực này, chắc là để vớt những chiếc xe rơi vào tình trạng như chúng tôi.
Một lần nữa anh Tiendat Dinh quyết định dze xe vào sâu để lấy đà, phóng 1 phát như Fast 7 Furious. Hú hồn !!
Cả đám tìm 1 khu vực mới an toàn hơn để camping đêm ấy.
Ngày 3
Urmia – Lake of Shaharchay Dam ( 20km )
Buổi sáng tỉnh dậy mở mắt ra thì phát hiện, tối qua chúng tôi cắm trại ở gần 1 bãi muối kết tinh vô cùng đẹp ! Thế là anh em vác súng ống ra chụp hình và làm trò quay clip
Urmia là hồ nước mặn lớn thứ 6 trên thế giới và lớn nhất Trung Đông. Với diện tích bề mặt xấp xỉ 5,200 km² , chiều dài 140 km, và độ sâu 16 m. Diện tích hồ Urmia đang nhanh chóng bị thu hẹp, có thể do muối kết tinh. Khoảng 60 sông suối đổ vào hồ, mang muối vào nhưng lại không có sông nào chảy ra mang muối đi. Nước hồ Urmia có nồng độ muối rất cao, tương đương với Biển Chết.
Nếu nhấp thử môi là cảm nhận được vị mặn đắng. Quần áo 3 đứa lúc này chắc mặn lè không biết do hồ muối hay do 2 ngày liền chưa tắm. Đợt tụi mình đi thì buổi sáng hơi hồng hồng thôi !
Tháng 7, tháng 8 là thời điểm hồ được nhuộm đỏ nhiều nhất.
Cách Hồ Urmia là 1 thị trấn khá sầm uất, với 1 khu chợ cũng đẹp không kém Tabriz – Urmia Bazzar
Ông chủ tiệm vui vẻ tạo dáng trước shop thảm, khi tôi xin phép chụp hình ông. Ở xứ Ba tư, người ta rất nhã nhặn và lịch thiệp thân thiện khi mình xin phép chụp hình họ, thậm chí ngay cả khi không mua hàng !
Ông chú bán xì gà bên trước cửa hàng giặt ủi. Ông cho chúng tôi xem hình ảnh ông thời quân ngũ và bà vợ xinh đẹp tuyệt trần của mình.
À con gái xứ này cũng hút thuốc lá phì phèo trên đường nữa nhé.
Masoud chủ động bắt chuyện với 3 đứa tôi trên con đường sầm uất của Urmia Bazzar. Ban đầu cả 3 ngần ngại từ chối khéo rằng phải loanh hoanh bazaar tìm kiếm thảm. Sau đó Masoud đề nghị
” Tao sẽ dẫn tụi bây thăm quan khu chợ này, nếu tụi bây cảm thấy thoải mái ”
Cứ thế, hắn dẫn tụi này đi khắp chợ giới thiệu từ gia vị, thông dịch mua thảm, trả giá, Masoud đề nghị chỉ chúng tôi 1 điểm camping đẹp trên núi cao …. và chúng tôi quyết định đi đến nhà Masoud chơi trước khi đến chỗ camping….
Về tới nhà, điều đầu tiên là mẹ Masoud chạy ra cửa và chào đón chúng tôi như những người thân trở về, bà pha trà bánh, mang đồ truyền thống người Kurd cho tôi mặc thử, dắt tôi lên lầu tắm và còn mang lượt ra chải đầu cho tôi nữa…. nó làm tôi thật sự bối rối vì tôi vẫn còn cảm giác mình là 1 người lạ trong nhà, bởi sự thiết đãi quá nồng hậu ấy. Lần thứ 2 vào buổi trưa chúng tôi quay về nhà Masoud, mama bảo ” Đừng đi, hãy ở lại “, mama nấu cho chúng tôi 1 bữa ăn với món gà và khoai tây, kèm nước sốt như kiểu món gà ragu ở Việt Nam. Nó làm tôi nhớ đến mẹ, ngay cả khi bà choàng người ôm hôn tạm biệt tôi.
Ở Iran, khi đi trên đường vẫn có thể gặp người lạ chào hỏi và bắt chuyện, hay mời về nhà chơi, giống như ông chủ tiệm bán thảm ở Kashan, người thầy giáo chúng tôi quen trên tàu, nhóm các cô giáo về hưu…. hay những người địa phương chúng tôi gặp trên đường….. họ lịch sự, hiếu khách, nhiệt tình và hầu như 3 đứa chúng tôi chưa va chạm bất kỳ 1 sự lừa lọc nào.
11h đêm, xe chúng tôi lạc đường khi tìm ngôi làng Masoule, con đường tối mịt có vẻ không chút hi vọng, loay hoay, ngôi nhà bật đèn điện sáng choang giữa đèo làm chúng tôi dừng lại, hỏi thăm ra mới biết đây là 1 tea house và chỗ nghỉ đêm khá nổi tiếng trong vùng, ông chủ mời chúng tôi uống trà và dù chỉ biết nửa câu tiếng anh, ông vẫn tìm mọi cách chỉ đường cho chúng tôi, cả gia đình ông thân thiện, tự hào khoe với bọn tôi những cuốn lưu bút ghi lại cảm nhận của hơn trăm ngàn vị khách tới đây, khi ra về còn tặng 3 đứa tôi 3 nhánh lông chim công trong vườn, ông nói muốn xây 1 khu vườn như 1 sở thú nuôi những loài chim đẹp.
Tôi thậm chí chẳng còn để tâm bởi câu hỏi ban đầu ” Điều gì làm cho họ thân thiện? “….. Cho đến khi ở Iran đủ lâu để nhận ra mình vẫn thường được hỏi
” Where are you from ?”
” Welcome to Iran ”
là bạn đang được chào mừng tại nhà của những người Ba Tư rồi đấy.
P/s : Lòng tốt của người lạ là 1 thử thách dành cho chính bản thân để tin tưởng con người hơn.

Lake of Shaharchay Dam – Urmia – Tabriz – Colorful mountains ( 190km)
Sau 1 đêm ngủ lại nhà anh trai Masoud, chúng tôi hướng xe ra Lake of Shaharchay Dam , hồ chạy dọc bên giới Iran và Thổ Nhĩ Kỳ
Map.me khu vực này : http://maps.me/




Hơn hàng triệu năm, các loại khoáng chất khác nhau trong các loại đá này đã bị oxy hóa theo cách mà chúng bây giờ giống với những cái chén rau câu đổ nhiều tầng, nhiều lớp. Mặc dù bất thường này đã hiếm thấy trên khắp thế giới, chỉ có thể thấy những dãy núi tương tự thế này ở Vườn Quốc gia Zhangye Danxia ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Peru.







Làng Masouleh nằm ở tỉnh Gilan, Iran, được xây trên dốc núi cây cối rậm rạp, trong đó sân của căn nhà này lại là mái của ngôi nhà kia. Hay người ta thường ví von là Đi trên mái nhà

Ảnh : Một ông bác 2 tay cầm sấp bánh mì mới ra lò ( đúng kiểu Iran là ko dùng bao ni lônh hay gì để gói, cứ cầm tay như vậy )

” Đừng nhìn xuống chân, Nhị “, giọng anh Thạch vang trong không khí
Xoẹt,,, tôi lại ngã 1 cú chỏng chơ dưới nền tuyết trắng muốt, 2 mắt bị mặt trời rọi thẳng, hơi thở phập phồng bên tai. Còn 2 từ ” chịu thua” thì muốn đâm xuyên vào trong không khí !!!
” Các bạn mà nhìn xuống chân là sẽ lúng túng theo chân và ngã.
Cứ nhìn về phía trước để cái đầu điều khiển, chứ đừng để chân tay điều khiển cái đầu! ” – anh Thạch ghì tôi đứng dậy sao cú ngã lần thứ n, mà thú thật tôi cứ thói quen nhìn xuống chân vì lo sợ sẽ bị ngã.
Nhưng sau nhiều lần bước đi, trượt, vấp ngã và vụn về đứng lên, tôi biết được ngã không đau như mình tưởng, nó làm mình đỡ sợ hơn và biết cách làm cho tốt hơn sau khi đứng dậy. Tôi nhìn thẳng phía trước và trượt từ từ, lạ hay, đầu óc lúc này sáng láng hẳn ra, hơi thở tôi bắt đầu đều đặn. Lướt đi và mắt nhìn ngắm. Tiến về phía trước rất thích, thế mà mình cứ bị nỗi sợ khống chế, chỉ chăm chăm cúi xuống nhìn đất, nhìn chân.
Sau 45 phút training, tôi có thể trượt 1 mình

Kỳ 1: Những điều cần biết trước khi đến Iran
Kỳ 2 : Iran beyond the curve – Miền Nam Iran
Kỳ 3: Iran beyond the curve – Miền Bắc Iran
No Comments